Bạn có biết nước mắm công nghiệp hay nước mắm truyền thống là từ dùng để phân biệt phương thức sản xuất của hai loại nước mắm này, chứ thực chất không phải là tên sản phẩm thương mại của chúng.
Mục lục
Không có khái niệm nước mắm công nghiệp/truyền thống
Theo thông tin của Bộ NN & PTNT không tồn tại thuật ngữ nước mắm công nghiệp hay nước mắm truyền thống. Nếu hiểu cho đúng, trên thị trường chỉ có:
– Nước mắm cốt sản xuất theo cách truyền thống: Là sản phẩm được làm theo phương pháp ủ chượp gài nén, chắt lọc từ tinh chất do thịt cá (chủ yếu là cá cơm) kết hợp với muối biển trong thời gian ít nhất 9 tháng. Như vậy, thành phần nước mắm cốt chỉ có cá và muối, không có bất kỳ hương liệu, chất điều vị hay phụ gia nào khác.
Nước mắm cốt có thành phần từ cá tươi và muối biển ủ chượp theo phương pháp thủ công, không có sự can thiệp của công nghệ.
– Nước mắm chế biến theo quy trình công nghiệp: Là loại nước mắm sản xuất theo công nghệ hiện đại, pha chế từ nước mắm cốt để tạo ra mùi vị dễ ăn, phù hợp với đa số khẩu vị của người tiêu dùng. Với thương hiệu nước mắm công nghiệp uy tín, quy trình sản xuất đều đạt tiêu chuẩn quốc tế và đạt chỉ số an toàn của Quốc gia quy định. Bên cạnh đó, nguyên liệu đầu vào là nước mắm cốt được thu mua từ những nhà thùng nước mắm nổi tiếng tại Phú Quốc, Phan Thiết, Cà Ná, Nha Trang…
Nước mắm công nghiệp có chất lượng ổn định, chính xác độ đạm và hàm lượng muối, màu sắc đẹp, không có hiện tượng xuống màu.
Cách nhận biết nước mắm chế biến công nghiệp & nước mắm cốt truyền thống
Người tiêu dùng hãy dựa vào các đặc điểm như: màu sắc, mùi vị, độ đạm và giá thành để phân biệt hai loại nước mắm này.
Về màu sắc: Nước mắm sản xuất truyền thống có màu cánh gián hoặc vàng nâu, để lâu bên ngoài có thể chuyển sang đen sẫm (do hiện tượng oxy hóa tự nhiên). Còn nước mắm chế biến theo quy trình công nghiệp có màu vàng nhạt, không thay đổi màu sắc theo thời gian.
Xem ngay: > Cách xử lý nước mắm bị đổi màu đen > Cách bảo quản nước mắm được lâu
Về mùi vị: Nước mắm cốt thơm mùi đặc trưng của cá biển, vị mặn đậm đà, nhưng đôi khi khá gắt, cần pha loãng để dùng. Nước mắm công nghiệp có mùi thơm hấp dẫn, không quá nồng, vị mặn ngọt vừa phải, không cần phải pha thêm.
Bên cạnh vị ngon đậm đà, nước mắm còn có mùi rất đặc trưng. Điều này làm cho nhiều người thắc mắc tại sao nước mắm có mùi và làm thế nào xử lý mùi nước mắm hiệu quả. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có giải đáp…
Về độ đạm: Nước mắm cốt thường có độ đạm trung bình từ 25 – 40gN/l. Nước mắm chế biến công nghiệp có độ đạm từ 10gN/l – 40gN/l. Bạn có thể xem chỉ số đạm trên nhãn chai nước mắm.
Về giá thành: Nước mắm cốt thường có giá thành từ 100.000 – 200.000 đồng/lít (tùy thuộc vào nhà sản xuất, chất lượng, thời gian ủ chượp…). Nước mắm công nghiệp có giá thành đa dạng, từ 50.000 đồng – 100.000 đồng/lít (tùy sản phẩm).
Nên chọn nước mắm nào vừa ngon, vừa an toàn cho sức khỏe? Tùy theo khẩu vị và túi tiền mà bạn chọn loại nước mắm phù hợp. Tuy nhiên dù là nước mắm truyền thống hay công nghiệp, điều cốt lõi là bạn cần chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, có giấy phép sản xuất, giấy đăng ký chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm do các cơ quan chức năng cấp phép. Những sản phẩm này thường có nhãn mác ghi đầy đủ thông tin (nhà sản xuất, thành phần, cách sử dụng, hạn sử dụng…). Ngoài ra, bạn cũng cần cân nhắc, không phải cứ nước mắm có độ đạm càng cao thì càng ngon, bởi trên thị trường vẫn tồn tại những loại nước mắm có sử dụng hóa chất làm tăng độ đạm, dễ gây hại cho cơ thể. Hiện nay, nhiều người ưu tiên chọn nước mắm sản xuất theo quy trình công nghiệp với vị ngon hài hòa, dùng trực tiếp hoặc làm gia vị nêm nếm đều được, thích hợp bữa ăn gia đình và cả những bữa tiệc sang trọng. Đặc biệt thời gian gần đây, một số sản phẩm còn gia giảm vị mặn, rút bớt muối so với nước mắm cốt để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Logo “giảm mặn” xuất hiện trên một số sản phẩm nước mắm an toàn cho sức khỏe. |
Hy vọng những thông tin trên giúp bạn hiểu rõ về khái niệm nước mắm công nghiệp và nước mắm truyền thống mà bấy lâu nay chúng ta vẫn hay dùng. Đừng quên theo dõi nhiều bài viết khác tại giavinuocmam.com để cập nhật thêm kiến thức dinh dưỡng và tiêu dùng hữu ích!
>>> Nguồn tham khảo: