Nước mắm là loại gia vị không thể thiếu trong mỗi bữa cơm gia đình Việt. Theo đó, khi lựa chọn nước mắm cho gia đình, nhiều người thường chú ý đến thông số độ đạm nước mắm trên bao bì sản phẩm. Vậy độ đạm nước mắm là gì và nên lựa chọn nước mắm có độ đạm bao nhiêu là tốt cho sức khỏe? Cùng tìm lời giải đáp qua bài viết sau đây nhé!
Mục lục
Độ đạm nước mắm là gì?
Độ đạm của nước mắm (còn gọi là đạm tổng) được tính dựa trên hàm lượng Nitơ có trong nước mắm sau khi thủy phân. Chẳng hạn như, nếu độ đạm của nước mắm là 30 độ thì có thể hiểu là trong 1 lít nước mắm có chứa 30g chất Nitơ.
Đồng thời, độ đạm của nước mắm còn phụ thuộc vào hàm lượng protein của nguyên liệu cá dùng để ủ chượp nước mắm. Trong đó bao gồm các loại đạm như:
- Đạm amin: Đây là loại đạm có dạng axit amin đóng vai trò quyết định giá trị dinh dưỡng của nước mắm.
- Đạm amon: Là loại đạm thối có trong nước mắm, cần được kiểm soát ở mức độ vừa phải để đảm bảo chất lượng nước mắm.
Khi nhắc đến nước mắm thì người ta sẽ nghĩ ngay tới những mẻ cá tươi ngon, được đánh bắt bởi các làng chài ven biển trứ danh. Tuy nhiên, những giọt nước mắm ngon, đậm đà này thường được làm từ loại cá nào thì không phải ai cũng…
Lưu ý: Thông thường, độ đạm được ghi rõ trên bao bì chai nước mắm, hoặc thể hiện bằng chỉ số hàm lượng protein. Bạn có thể quy đổi độ đạm từ hàm lượng protein bằng cách cách lấy lượng protein/lít chia cho 6,25. |
Độ đạm của nước mắm được cho là thông số quan trọng để đánh giá chất lượng, quyết định độ thơm ngon đặc trưng và hậu vị ngọt của nước mắm.
>> Khám phá: Các loại nước mắm ngon ‘Made in Vietnam’
Cách phân biệt nước mắm dựa trên độ đạm
Có thể dựa vào độ đạm để phân biệt nguồn gốc sản xuất và mức độ chất lượng của nước mắm.
Về nguồn gốc sản xuất, hiện nay nước mắm được chế biến theo hai phương thức chính:
- Phương thức truyền thống: Nước mắm được sản xuất thủ công từ quá trình thủy phân cá, sau đó đem phơi nắng. Kết hợp sử dụng men tiêu hóa trong ruột cá để loại bỏ vi khuẩn, thúc đẩy quá trình chuyển đổi protein có trong cá thành chất đạm. Với hình thức này, nước mắm thường có tối đa 40 độ đạm, rất hiếm đạt được 43-45 độ đạm.
- Phương pháp công nghiệp: Nước mắm được chế biến theo nhiều quy trình công nghiệp hiện đại, có sự tham gia của kỹ thuật công nghệ, biện pháp cô đặc chân không,… Lúc này, nước mắm thường có 50 độ đạm hoặc 60 độ đạm.
Ngưỡng độ đạm của nước mắm có sự khác biệt phụ thuộc vào phương thức sản xuất.
Song song đó, theo các chuyên gia, khi nhìn vào độ đạm cũng có thể biết được mức độ chất lượng của nước mắm:
- Độ đạm >10 độ: Nước mắm hạng 2.
- Độ đạm >15 độ: Nước mắm hạng 1.
- Độ đạm >25 độ: nước mắm loại thượng hạng.
- Độ đạm >30 độ: nước mắm loại đặc biệt.
Nên lựa chọn nước mắm có độ đạm như thế nào?
Các chuyên gia cũng cho biết, người tiêu dùng nên lựa chọn độ đạm nước mắm trong khoảng 25-43 độ để đảm bảo dinh dưỡng và an toàn cho sức khỏe. Đồng thời cần hiểu rằng dù độ đạm là thông số thể hiện chất lượng sản phẩm nhưng không có nghĩa là nước mắm có độ đạm càng cao thì càng ngon. Vì độ đạm nước mắm có thể được “hình thành” bằng nhiều phương pháp nhân tạo, không phải từ quá trình thủy phân cá tự nhiên.
Do đó, thay vì chỉ nhìn vào thông số có trên bao bì sản phẩm, bạn có thể nhận biết độ đạm tự nhiên qua mùi vị và màu sắc của nước mắm. Chẳng hạn như chỉ có nước mắm giàu đạm amin mới có vị đậm đà, không gắt ở cuống họng mà mặn dịu “lưu luyến” ở đầu lưỡi. Đồng thời, nước mắm làm từ nguồn cá tươi sạch, chất lượng được tuyển chọn gắt gao cùng quá trình ủ chượp đúng chuẩn, bảo toàn độ đạm có trong cá tạo ra những giọt nước mắm thơm mùi vị của biển cả đặc trưng.
Bên cạnh vị ngon đậm đà, nước mắm còn có mùi rất đặc trưng. Điều này làm cho nhiều người thắc mắc tại sao nước mắm có mùi và làm thế nào xử lý mùi nước mắm hiệu quả. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có giải đáp…
Vì thế, bên cạnh xem xét thành phần độ đạm có trong nước mắm, người tiêu dùng cũng cần lựa chọn các thương hiệu nước mắm uy tín đảm bảo quá trình chế biến nước mắm đạt tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn như nước mắm CHIN-SU, nước mắm Nam Ngư, nước mắm Trí Hải,…
Có thể nhìn vào mùi vị, màu sắc của nước mắm để nhận biết độ đạm tự nhiên.
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu hơn về độ đạm nước mắm là gì và cần lựa chọn sản phẩm có độ đạm thế nào là phù hợp. Hy vọng nhờ vậy có thể giúp bạn lựa chọn loại nước mắm thơm ngon, bổ dưỡng và an toàn, giúp bữa cơm gia đình thêm tròn vị nhé!
>>> Nguồn tham khảo: https://mamnamngu.com/do-dam-nuoc-mam-la-gi-nuoc-mam-bao-nhieu-do-dam-la-ngon.html
Xem thêm: > Cách bảo quản và sử dụng nước mắm được lâu > Tại sao nước mắm để lâu bị đen và cách xử lý > Nước mắm là gì? Những điều cần biết về nước mắm