Bên cạnh vị ngon đậm đà, nước mắm còn có mùi rất đặc trưng. Điều này làm cho nhiều người thắc mắc tại sao nước mắm có mùi và làm thế nào xử lý mùi nước mắm hiệu quả. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có giải đáp chi tiết cho từng thắc mắc!
Mục lục
[Giải đáp] Tại sao nước mắm có mùi?
Hiện tượng nước mắm có mùi đến từ nguyên nhân khác nhau, trong đó chủ yếu là do phương pháp sản xuất. Cụ thể, nước mắm truyền thống hiện nay được sản xuất bằng cách ủ chượp hoặc đánh đảo. Mỗi phương pháp mang lại mùi vị đặc trưng riêng cho nước mắm.
Đối với nước mắm theo phương pháp ủ chượp – gài nén
Nhà sản xuất phải lựa chọn khắt khe, tỉ mỉ nguyên liệu cá cơm tươi ngon. Sau đó, tiến hành trộn đều cá với muối theo tỉ lệ chuẩn và cho lên men tự nhiên trong thùng ủ chượp tối thiểu 15 – 20 tháng. Khi ấy, cách này có thể ức chế vi sinh vật tạo nên đạm thối, đồng thời giúp quá trình thủy phân cá và muối thành axit amin diễn ra nhanh chóng, mang đến cho nước mắm mùi thơm nhẹ tự nhiên. Khi thưởng thức cảm thấy vị mặn đầu lưỡi, về sau ngọt bùi (hay còn gọi là hậu vị).
Nước mắm sau khi được ủ chượp trong 15 – 20 tháng cho mùi thơm nhẹ đặc trưng cùng với vị ngon đậm đà.
Đối với nước mắm được sản xuất theo phương pháp đánh đảo – đăng lọc
Cá tươi cũng được trộn với muối theo tỷ lệ chuẩn và cho lên men tự nhiên. Thế nhưng, thay vì ủ chượp trong thời gian dài thì đến giai đoạn nước mắm gần chín, nhà sản xuất cho thêm nước để giảm độ mặn, đồng thời sử dụng dụng cụ chà mắm chuyên biệt, đánh đảo nhiều lần để nước mắm dậy vị.
Khi nhắc đến nước mắm thì người ta sẽ nghĩ ngay tới những mẻ cá tươi ngon, được đánh bắt bởi các làng chài ven biển trứ danh. Tuy nhiên, những giọt nước mắm ngon, đậm đà này thường được làm từ loại cá nào thì không phải ai cũng…
Lúc này, nồng độ muối loãng cùng với nguyên liệu đầu vào không thể ức chế được hoạt động của vi sinh vật gây ra đạm thối trong quá trình lên men. Dẫn đến khi thành phẩm, nước mắm có mùi nặng hơn so với nước mắm được ủ chượp.
Bên cạnh nước mắm sạch có mùi đặc trưng thì trên thị trường ngày nay, còn có không ít các loại nước mắm thối. Theo đó, hiện tượng nước mắm thối là do ảnh hưởng của đạm thối – đạm amon không có lợi trong độ đạm của nước mắm. Phần lớn đạm này sản sinh là do nguyên liệu cá cơm không đảm bảo độ tươi, quá trình làm nước mắm không cẩn thận hoặc nước mắm bị lẫn với nước mưa do không đậy kỹ nắp thùng. Ngoài ra, không loại trừ đây cũng là nước mắm hóa chất với thành phần phụ gia không có trong danh mục quy định của Bộ Y tế. Điều này dẫn đến nước mắm có mùi nồng, khó chịu, đồng thời vị mặn chát ngay đầu lưỡi, không có hậu ngọt ở cổ họng. Khi sử dụng lâu dài, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, người tiêu dùng nên cảnh giác, không chỉ ngửi mùi mà còn phải xem xét bảng thành phần, thông tin về nước mắm để mua được sản phẩm nước mắm tự nhiên, an toàn cho bản thân và gia đình. Đa phần nước mắm hóa chất đều có mùi thối, nồng gắt khó chịu. Người tiêu dùng nên tránh sử dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe |
>> Bài viết tham khảo: Nước mắm nào an toàn cho người tiêu dùng?
Cách xử lý nước mắm có mùi hiệu quả
Đối với nước mắm có mùi hôi khó chịu, cách xử lý tốt nhất là không nên mua hoặc sử dụng vì sản phẩm này có thể chứa hóa chất, nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng. Trong trường hợp bạn chưa quen được mùi đặc trưng của nước mắm truyền thống thì có thể pha nước mắm với chanh, tỏi, tiêu, ớt để át đi mùi.
Hiện tại, trên thị trường cũng đang xuất hiện các dòng nước mắm được sản xuất theo quy trình công nghiệp, đến từ thương hiệu uy tín với công thức đổi mới, giúp người dùng có thể sử dụng ngay, mà không cần kết hợp với nguyên liệu khác để xử lý mùi hoặc tăng hương vị.
Điển hình là người tiêu dùng hãy mua thử nước mắm CHIN-SU Nam Ngư về sử dụng. Bạn có thể cảm nhận được sản phẩm có mùi thơm đằm, dậy vị, không quá nồng và nặng mùi như nước mắm truyền thống. Ngoài ra, nước mắm CHIN-SU Nam Ngư còn “ghi điểm” với sắc nâu cánh giác, hậu vị ngọt đậm đà nơi đầu lưỡi, cùng với độ đạm cao giúp bữa ăn hàng ngày trọn vẹn dinh dưỡng.
Người tiêu dùng có thể lựa chọn nước mắm được sản xuất theo quy trình công nghiệp, với công thức đổi mới cho phép bạn dùng ngay, không cần xử lý mùi.
Hi vọng thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu được tại sao nước mắm có mùi. Ngoài nắm rõ điều này, hãy phân biệt mùi thơm đặc trưng và mùi nồng, khó chịu của nước mắm để qua đó lựa chọn sản phẩm tự nhiên, an toàn và tốt cho sức khỏe của cả nhà.