Xây dựng một thói quen ăn uống lành mạnh, đúng cách không chỉ giúp cơ thể thay đổi những thói quen xấu mà còn giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường… Để sớm cải thiện sức khỏe của bản thân, bạn cần lưu ngay 7 thói quen ăn uống lành mạnh dưới đây.
Mục lục
Ăn rau xanh và trái cây
Rau xanh và trái cây là nguồn cung cấp nhiều dưỡng chất gồm chất xơ, chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất như lutein, zeaxanthin, canxi, folate, phytochemical, beta carotene… Các chất dinh dưỡng này rất có lợi cho sức khỏe như giảm mức cholesterol xấu, giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn, tăng cường hệ miễn dịch, góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tụt huyết áp và ngăn ngừa một số bệnh ung thư.
Vì vậy bổ sung nhiều rau xanh và trái cây vào thực đơn hằng ngày là điều tiên quyết khi xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh. Do đó, nhóm thực phẩm này nên chiếm khoảng 1/3 lượng thức ăn mỗi ngày và cố gắng ăn ít nhất 5 phần trái cây và rau. Gợi ý một số loại trái cây và rau cung cấp nguồn dưỡng chất dồi dào cho cơ thể như cải xoăn, rau bina, bông cải xanh, ớt chuông, khoai lang, cà rốt, cam, táo, kiwi, các loại quả mọng…
Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây vào thực đơn hằng ngày là điều vô cùng cần thiết khi xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh.
“Healthy” là từ ngữ được giới trẻ sử dụng khá nhiều trong cuộc sống hiện nay mỗi khi nhắc đến một loại thức ăn, thực phẩm hay hành động có lợi cho sức khỏe. Một chế độ ăn healthy không chỉ giúp cân bằng cơ thể mà còn mang lại…
Uống nhiều nước
Một trong những thói quen ăn uống lành mạnh cực kì đơn giản mà ít ai nghĩ đến, đó là uống nhiều nước. Nước là nguồn cung khoáng chất, vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy cần thiết cho các tế bào trong cơ thể. Việc duy trì thói quen uống đủ nước hằng ngày không chỉ giúp cơ thể hoạt động khỏe mạnh mà còn giúp cải thiện tình trạng cân nặng, điều trị táo bón, tăng lưu lượng máu, tăng lượng hormone sinh lý angiotensin, làm đẹp da và ngăn ngừa ung thư.
Nước là thức uống bạn có thể tìm thấy ở bất cứ đâu. Vì vậy, hãy tập thói quen uống đủ ít nhất 2 lít nước lọc mỗi ngày để điều hòa cơ thể. Việc uống nước nên được chia theo mốc thời gian để đảm bảo đủ lượng nước đã mất. Bên cạnh đó, bạn còn có thể thay thế một nước lọc bằng bằng các loại thức uống nhiều nước như nước ép trái cây, sinh tố, các loại nước trà, các loại hạt nấu nước…
Uống đủ nước không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp làm đẹp da, ngăn chặn tình trạng lão hóa sớm
Ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa
Đây là một thói quen xấu cần phải thay đổi ngay, nhất là những người hiện đại có cuộc sống bận rộn, không chăm lo cho bản thân. Việc ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa giúp cơ thể tiếp theo nguồn năng lượng mới, duy trì thể trạng và sức khỏe tốt để tiếp tục học tập và làm việc hiệu quả. Ngược lại, nếu cơ thể không đủ năng lượng sẽ gây mệt mỏi, uể oải, không có sức làm việc, thậm chí tình trạng bỏ bữa kéo dài còn làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh về đường tiêu hóa như đau dạ dày, loét bao tử…
Chính vì vậy, chúng ta nên tập thói quen ăn đúng giờ, không bỏ bữa, nhất là bữa sáng để duy trì sức khỏe tốt hơn. Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày giúp cơ thể khôi phục năng lượng sau một đêm dài và tăng sự tập trung trí não tốt hơn. Bên cạnh đó, bạn có thể sắp xếp, chia nhỏ các bữa ăn hằng ngày theo khung thời gian cố định phù hợp với bản thân để đảm bảo không được bỏ quên bất cứ bữa nào, kể cả bữa ăn phụ.
Ăn uống đúng bữa, đúng giờ giấc sẽ giúp hỗ trợ năng lượng tiêu hao cho cơ thể.
Chế độ ăn uống khoa học là chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, đa dạng, cân đối và an toàn tùy theo nhu cầu của từng cá thể. Việc ăn uống bừa bãi dẫn đến thừa hay thiếu dinh dưỡng đều có hại cho cơ thể. Vậy…
Ưu tiên thực phẩm nguyên chất, chưa qua chế biến
Thói quen ăn uống lành mạnh cần biết sớm để cải thiện sức khỏe là ưu tiên sử dụng thực phẩm nguyên chất, chưa qua chế biến. Đây là những loại thực phẩm còn giữ nguyên được hết giá trị dinh dưỡng và mang lại đầy đủ dưỡng chất tự nhiên tốt cho sức khỏe của người sử dụng như hỗ trợ tiêu hóa, điều trị các bệnh về đường ruột, giảm cholesterol xấu, tăng cường hệ miễn dịch và chống lại các tác nhân gây bệnh cao huyết áp, đái tháo đường, tim mạch…
Với nhiều dưỡng chất tự nhiên và công dụng tuyệt vời của nó nên hầu hết các chế độ ăn dinh dưỡng, lành mạnh đều khuyến khích người dùng nên chọn thực phẩm nguyên chất, chưa qua chế biến để kiểm soát được thành phần được đưa vào cơ thể. Do đó, bạn có thể lựa chọn những thực phẩm tốt cho bữa ăn của mình như ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, rau và trái cây tươi, các loại đậu,…
Các loại hạt và ngũ cốc chứa rất nhiều chất béo tốt cho cơ thể, đặc biệt là cải thiện trí não.
Tập thói quen ăn vặt lành mạnh
Ăn vặt vào những bữa phụ hoặc giữa ngày là thói quen hầu như ai cũng có, nhất là những người làm văn phòng và học sinh sinh viên. Bên cạnh những loại đồ ăn nhẹ lành mạnh với các loại thực phẩm cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như trái cây, rau củ, các loại hạt, các chế phẩm từ sữa… thì cũng có rất nhiều kiểu đồ ăn vặt chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp chứa nhiều dầu mỡ, đường, muối… làm tăng nguy cơ bị béo phì, mỡ máu, đái tháo đường và các vấn đề về tim mạch.
Do đó, khi lựa chọn các món ăn vặt nên ưu tiên thực phẩm tươi, ít chế biến. Bên cạnh đó, việc đọc kỹ nhãn thành phần cũng sẽ giúp bạn kiểm soát được năng lượng, chất béo, hàm lượng đường, muối… có trong thức ăn. Chỉ ăn nhẹ khi bạn thực sự đói và cần thêm năng lượng để làm một việc gì đó. Bạn cũng nên kiểm soát khẩu phần ăn của mình và không nên ăn quá 3 bữa ăn nhẹ trong một ngày.
Bạn nên kiểm soát khẩu phần ăn của mình và không nên ăn quá 3 bữa ăn nhẹ trong một ngày.
Hạn chế đường trong bữa sáng
Hạn chế thực phẩm có đường trong bữa sáng là một trong những thói quen tốt và có lợi cho sức khỏe nếu duy trì thường xuyên. Mặc dù cơ thể chúng ta cần một lượng đường nhất định để hoạt động thế nhưng việc hấp thụ quá nhiều đường có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe như tăng cân mất kiểm soát, dễ bị tiểu đường, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, các bệnh về gan, thậm chí là tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư như ung thư thực quản, ung thư màng phổi và ung thư ruột non…
Vì vậy, chúng ta nên chú ý lượng đường mà cơ thể sử dụng hằng ngày để điều chỉnh, cắt giảm sao cho phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn thân. Bên cạnh đó, bạn nên ưu tiên lựa chọn những loại thực phẩm có chứa đường tự nhiên như trái cây, sữa nguyên kem… Đồng thời, hạn chế những thực phẩm có đường nhân tạo như bánh kẹo, nước ngọt, thức ăn vặt…
Bạn nên tránh xa bánh kẹo, nước ngọt, thức ăn vặt… bởi những thực phẩm này chứa rất nhều đường gây hại cho sức khỏe
Hạn chế dùng muối quá nhiều
Muối không chỉ là gia vị tạo nên độ ngon cho món ăn mà còn cung cấp rất nhiều khoáng chất cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể. Thế nhưng, việc sử dụng quá nhiều muối vào bữa ăn hằng ngày không những không mang lại lợi ích gì mà còn gây ra nhiều hệ lụy không mong muốn cho sức khỏe. Theo khuyến cáo của WHO, người bình thường chỉ nên ăn khoảng 5g muối/ngày, nếu quá lạm dụng chúng sẽ khiến cơ thể dễ mắc bệnh sỏi thận, thận nhiễm mỡ, tăng huyết áp, gây áp lực lên tim và tăng nguy cơ mắc bệnh đột quỵ.
Rất nhiều người có thói quen ăn mặn - ăn nhiều muối, hậu quả là "rước bệnh vào thân" mà không hề hay biết. Vậy ăn mặn bị bệnh gì? Bài viết sau sẽ giải đáp cho bạn! Trước hết xác định, như thế nào gọi là ăn mặn? Theo…
Chính vì vậy, hạn chế dùng muối là cách vô cùng hữu hiệu để bạn thay đổi thói quen ăn uống lành mạnh của mình. Đa số trong các loại thực phẩm đều có một lượng muối nhất định vì vậy khi chế biến món ăn nên ưu tiên các phương pháp hấp, luộc và tránh cho thêm gia vị. Bên cạnh đó, bạn nên giảm ăn muối một cách từ từ bằng việc thay thế bằng nước mắm giảm mặn để vị giác vẫn cảm nhận hương vị món ăn và dần thích nghi với chế độ ăn giảm mặn.
Thói quen ăn uống lành mạnh là chìa khóa giúp cơ thể cân bằng, phát triển và khỏe mạnh từng ngày.
Thói quen ăn uống lành mạnh giúp cơ thể khỏe mạnh và sống thọ hơn. Vì vậy, để áp dụng và duy trì những thói quen như trên, hãy chủ động đặt lời nhắc ở nơi bạn có thể nhìn thấy chúng hàng ngày, kiên trì thực hiện từ từ, đừng quá nóng vội và phải thực sự hiểu rõ tầm quan trọng của những thói quen này với sức khỏe để đạt được hiệu quả tốt hơn. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết vừa rồi sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích để xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh cho bản thân và gia đình.
>>> Xem thêm: