Cho trẻ ăn mặn sớm và 5 tác hại nguy hiểm đến sức khỏe

Hiện nay đa phần trẻ được ăn theo khẩu vị của người lớn và nhiều gia đình vẫn chưa hiểu rõ những tác hại nguy hiểm khi cho trẻ ăn mặn quá mức khuyến cáo. Muối rất quan trọng trong quá trình phát triển cơ thể và trí não của trẻ, nhưng thường xuyên cho trẻ em ăn mặn có tốt không và làm sao để hạn chế tình trạng ăn mặn ở trẻ, cùng tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây.

Trẻ em ăn mặn có tốt không? 

Nhiều người quan niệm, cho trẻ ăn mặn sớm là giải pháp giúp bữa cơm ngon miệng, đồng thời giúp trẻ khôn lớn khỏe mạnh, cứng cáp. Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe cho biết đây là một quan niệm sai lầm với các nguyên nhân sau: 

  • Vị giác và hệ tiêu hóa của trẻ hoàn toàn khác với người trưởng thành: Hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu và chưa hoàn thiện như người lớn. Việc cho trẻ ăn mặn sớm không chỉ khiến dạ dày trẻ bị tổn thương mà còn hình thành thói quen ăn mặn khó bỏ sau này.
  • Sử dụng muối phù hợp với vị giác của người lớn nhưng điều này có thể quá mặn so với trẻ em: Khả năng cảm nhận các kích thích vị giác của trẻ nhạy hơn người lớn rất nhiều, do đó việc sử dụng lượng muối phù hợp với người lớn sẽ là quá mặn so với trẻ em.

trẻ em ăn mặn có tốt không

Có sự khác biệt giữa lượng muối tiêu thụ hằng ngày của trẻ em và người lớn

  • Ăn mặn từ nhỏ khiến trẻ có nguy cơ đối mặt với các bệnh lý nguy hiểm:
  • Ăn mặn khiến trẻ thiếu canxi, khó phát triển chiều cao tối ưu: Trẻ ăn mặn quá mức sẽ làm tăng nồng độ Natri trong máu, kích thích thận đào thải nhiều Natri qua nước tiểu hơn, kéo theo sự đào thải Canxi để trung hòa độ tan trong nước tiểu. Lâu dài sẽ khiến cơ thể trẻ bị thiếu canxi, còi cọc và chậm lớn.
  • Ăn mặn là nguyên nhân tăng huyết áp, bệnh tim mạch và đột quỵ: Lượng muối nạp vào cơ thể tỉ lệ thuận với nồng độ Natri trong máu gia tăng. Khi đó thận buộc phải tăng áp lực lọc, tăng áp lực thẩm thấu trong lòng mạch và kéo theo tăng thể tích máu. Từ đó làm tăng gánh nặng lên tuần hoàn, cơ tim và hệ mạch, tăng nguy cơ mắc các bệnh tăng huyết áp, tim mạch và đột quỵ.
  • Ăn mặn giảm cảm giác thèm ăn, chậm phát triển thể chất ở trẻ: “Ăn mặn khát nước”, trẻ ăn mặn càng nhiều thì uống nước sẽ càng nhiều, tích lại trong cơ thể và sinh ra cảm giác biếng ăn, hậu quả là trẻ chậm phát triển thể chất, lớn chậm hơn những đứa trẻ cùng trang lứa.
  • Ăn mặn sớm gây ra suy thận ở trẻ: Trẻ dưới 1 tuổi có độ lọc cầu thận chỉ bằng ⅓ người lớn. Nếu cho trẻ ăn mặn sớm sẽ làm tăng lượng muối được lọc qua thận, gây tổn thương thận và mắc các bệnh mãn tính về tim mạch, huyết áp.

cho trẻ ăn mặn sớm

Các chuyên gia y tế đưa ra khuyến cáo cho vấn đề trẻ em ăn mặn có tốt không của nhiều bậc phụ huynh

  • Ăn mặn tăng nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp hoặc ung thư: Ăn quá nhiều iốt là một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh tuyến giáp hoặc ung thư, thường gặp nhất là bệnh cường giáp Basedow. Đây là một loại bệnh tự miễn với biểu hiện đặc trưng là bướu cổ lan tỏa, do sự tăng cường chức năng tuyến giáp với sự xuất hiện của các kháng thể kích thích tuyến giáp lưu hành trong máu.
Ăn mặn nhiều bị bệnh gì? Biết sớm trước khi quá muộn

Rất nhiều người có thói quen ăn mặn - ăn nhiều muối, hậu quả là "rước bệnh vào thân" mà không hề hay biết. Vậy ăn mặn bị bệnh gì? Bài viết sau sẽ giải đáp cho bạn!  Trước hết xác định, như thế nào gọi là ăn mặn? Theo…

Bí quyết giúp hạn chế tình trạng ăn nhiều muối ở trẻ

Trẻ em ăn mặn hoàn toàn không tốt, vì vậy bố mẹ cần hạn chế tình trạng cho trẻ ăn mặn sớm. Tuy nhiên, nguyên tắc là không loại bỏ muối hoàn toàn khỏi chế độ ăn của trẻ. Bởi vì Natri và Clo trong muối là 2 loại ion rất quan trọng trong việc cân bằng thể dịch và đảm bảo sự hoạt động bình thường của tế bào. Muối cũng cung cấp iốt giúp giảm tỉ lệ bướu cổ ở trẻ và phát triển trí tuệ đầy đủ.

Bộ Y tế khuyến cáo nhu cầu muối cho trẻ nhỏ ở từng độ tuổi như sau:

0 – 5 tháng tuổi 0.3g muối (hoặc 100mg natri)/ngày
6 – 11 tháng tuổi 1.5g muối (hoặc 600mg natri)/ngày
1 – 2 tuổi 2.3g muối (hoặc dưới 900mg natri)/ngày

Trên thực tế, trẻ dưới 1 tuổi không cần nêm thêm muối vào thức ăn dặm để tránh bị thừa muối và natri, bởi vì trong các thực phẩm tự nhiên như gạo, thịt, cá, bánh quy,… đã có đủ hàm lượng natri đáp ứng nhu cầu của trẻ. 

Đối với trẻ từ 1 – 2 tuổi, muối cần được bổ sung hằng ngày với một lượng rất ít, tính tổng trong nước mắm, nước chấm, bột canh, hạt nêm và thực phẩm khoảng từ 2.3g/ngày. Do đó cần chú ý khi nêm gia vị vào món ăn cho bé.

Đối với trẻ từ 3 tuổi trở lên đã có thể ăn cùng gia đình, tuy nhiên các món ăn vẫn phải nêm nhạt hơn so với người lớn. Điều này giúp ngăn ngừa các bệnh lý do thừa muối, đồng thời tránh hình thành thói quen ăn mặn ở trẻ sau này.

Dưới đây là một số phương pháp giúp trẻ ăn ngon, đậm đà nhưng vẫn đảm bảo bảo vệ sức khỏe:

  • Chủ động nấu ăn tại nhà cho con: Thức ăn mua bên ngoài tuy nhanh chóng và tiện lợi nhưng bố mẹ sẽ không kiểm soát được lượng muối nêm vào, lâu dài vô tình hình thành thói quen ăn mặn ở trẻ. Thay vào đó, việc chủ động nấu ăn tại nhà vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa điều chỉnh được gia vị giảm mặn cho món ăn của bé cưng.
  • Kiểm tra thành phần Natri của thực phẩm con dùng: Cứ 1g Natri trong 100g thức ăn sẽ tương ứng với 2.5g muối, và các thực phẩm chứa nhiều hơn 0.6g Natri trên mỗi 100g được xem là có nồng độ muối cao. Do đó nên kiểm tra kỹ thành phần Natri có trong thực phẩm trước khi cho con ăn để tránh sự tiêu thụ quá mức lượng muối cho phép.
  • Không cho con tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn và các loại đồ ăn vặt: Chúng chứa một lượng lớn muối, tuy rất ngon nhưng sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Thay vào đó, nên đa dạng hóa thực đơn của bé bằng các món ăn nhẹ ít muối, trái cây sấy khô, rau củ cắt nhỏ… 
  • Sử dụng gia vị giảm mặn: Việc thay thế các loại gia vị thông thường bằng gia vị giảm mặn là phương pháp hoàn hảo giúp cân bằng giữa việc giữ lại hương vị đậm đà của món ăn mà vẫn tốt cho sức khỏe của bé. Hiện nay trên thị trường đã bày bán các sản phẩm giảm mặn như nước mắm giảm mặn – là xu hướng tiêu dùng được nhiều người lựa chọn, với công thức ít muối, vừa đảm bảo hương vị tự nhiên của món ăn, vừa bảo vệ an toàn cho sức khỏe của bé. 

có nên cho trẻ ăn mặn sớm không

Nước mắm giảm mặn tiên phong hưởng ứng cho phong trào “vì sức khỏe trái tim” – vừa đảm bảo ngon miệng vừa thân thiện với sức khỏe người tiêu dùng

Bài viết trên đã chia sẻ thông tin về việc trẻ em ăn mặn có tốt không, hy vọng sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh trong việc nuôi con. Cần lưu ý, nếu được cho ăn mặn từ nhỏ, trẻ sẽ hình thành khẩu vị ăn mặn và khó thay đổi lúc lớn. Do đó bố mẹ cần hình thành thói quen ăn nhạt cho trẻ ngay từ bây giờ. Kiểm soát lượng muối và natri trong thức ăn nạp vào cơ thể, ưu tiên sử dụng nước mắm giảm mặn thay cho gia vị bình thường… là phương án tốt nhất để đảm bảo bé ăn ngon mà vẫn an toàn cho sức khỏe.

>>> Xem thêm:

Bài cùng chuyên mục