Nhiều gia đình vẫn giữ thói quen nêm mặn trong từng bữa cơm vì cho rằng điều này giúp món ăn ngon hơn. Tuy nhiên việc tiêu thụ quá nhiều muối lại gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe. Vậy cụ thể những hệ lụy của việc ăn mặn là gì và ăn mặn có tăng cân không, cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
Mục lục
Thói quen ăn mặn tăng cân: Cần từ bỏ ngay!
Muối chứa 2 ion là Natri và Clo, trong đó Natri được đào thải ra ngoài qua thận cùng với nước. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ quá nhiều muối sẽ gây tích tụ một lượng lớn Natri trong tế bào, khiến cơ thể có nhu cầu bổ sung nhiều nước hơn để đào thải hết natri. Từ đó làm tăng cảm giác khát, uống nước nhiều, cơ thể giữ nước gây tăng cân.
Bên cạnh việc tích nước trong cơ thể, thói quen ăn mặn còn khiến lượng mỡ cơ thể tăng cao hơn, đặc biệt là mỡ bụng. Nguyên nhân chính là vì các thực phẩm giàu muối và natri đồng thời cũng chứa lượng calo tương đối cao, ví dụ như khoai tây chiên, đồ ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn, bánh mì,… khiến bạn tăng cân nhanh chóng.
Ăn mặn có tăng cân không là câu hỏi chung của rất nhiều người, đặc biệt là những người muốn giảm cân nhưng lại khó thay đổi thói quen ăn mặn
Tác hại khôn lường của việc thừa cân và hệ lụy khi ăn mặn
Thừa cân – béo phì do ăn mặn gây nhiều tác hại nghiêm trọng đến cơ thể:
- Suy giảm hệ miễn dịch: Việc sản xuất Cytokine – một nhóm protein đa chức năng có nguồn gốc từ các tế bào miễn dịch, bị giảm mạnh ở người béo phì, từ đó làm suy giảm hệ thống miễn dịch. Vì thế những người béo phì thường dễ mắc bệnh hơn, các bệnh nhiễm trùng cũng diễn ra lâu và khó lành hơn người bình thường.
- Bệnh xương khớp: Người béo phì có trọng lượng cơ thể nặng vượt quá mức hệ xương khớp có thể nâng đỡ, khiến bộ khung xương phải chịu áp lực lớn trong thời gian dài, lâu ngày gây thoái hóa và tăng nguy cơ mắc các bệnh xương khớp, bao gồm loãng xương, thoái hóa xương, đau nhức xương khớp, gout,…
- Bệnh tiểu đường type 2 – liên quan đến tình trạng đề kháng Insulin: Ở những người béo phì, khả năng tổng hợp hormone Insulin từ tuyến tụy giảm, kéo theo khả năng chuyển hóa glucose giảm đồng nghĩa với lượng đường huyết tăng. Nồng độ đường huyết tăng cao lâu ngày là nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đưởng type 2.
- Tăng huyết áp và bệnh tim mạch: Mô mỡ chèn ép các động mạch nhỏ, gây áp lực lên tim buộc tim phải tăng nhịp đập và tăng tuần hoàn để cấp đủ máu cho cơ thể, từ đó gây tăng huyết áp. Đồng thời, các tế bào mỡ có thể bám vào thành mạch, gây xơ vữa lòng mạch và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ,…
- Bệnh hô hấp: Không ít những người bị thừa cân, béo phì đang phải đối mặt với các vấn đề về hô hấp. Mỡ tích tụ quá nhiều có thể đè nặng lên nhóm cơ hô hấp như cơ hoành, cơ ức đòn chũm,… gây rối loạn nhịp thở ở người béo phì, hơi thở nông và gấp, ngáy hoặc thậm chí là ngưng thở khi ngủ.
- Bệnh tiêu hóa: Ở những người béo phì, lượng mỡ thừa sẽ bám vào và gây cản trở hoạt động tiêu hóa ở ruột, hoặc tích tụ trong gan gây các tình trạng gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, sỏi mật,… Chính vì thế, những người thừa cân, béo phì là đối tượng rất dễ gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa.
- Bệnh nội tiết: Tình trạng béo phì còn làm giảm hoạt động tiết các hormone sinh dục của hệ nội tiết. Ở nữ giới, béo phì gây suy giảm chức năng buồng trứng, rối loạn kinh nguyệt, giảm ham muốn và khả năng thụ thai. Ở nam giới, béo phì gây giảm hormone testosterone, dẫn đến rối loạn cương dương, giảm ham muốn và vô sinh.
Ăn mặn tăng cân và kéo theo nhiều tác hại, đặc biệt đối với người già hoặc người đang mắc các bệnh lý nền khác
Ngoài ra, ăn mặn còn gây nhiều hậu quả nghiêm trọng khác:
- Tăng huyết áp và các bệnh tim mạch: Chế độ ăn mặn, thừa muối sẽ làm tăng nồng độ Natri trong máu, làm tăng áp lực thẩm thấu trong lòng mạch, từ đó tăng thể tích máu và hậu quả là tăng huyết áp cũng như nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
- Bệnh dạ dày: Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) là nguyên nhân của 80 – 90% các trường hợp viêm loét dạ dày – tá tràng, và muối đã được chứng minh là tạo điều kiện cho loại vi khuẩn này hoạt động mạnh hơn.
- Bệnh thận: Việc ăn nhiều muối sẽ khiến cơ thể phải tích nhiều nước để pha loãng, làm tăng lượng máu tuần hoàn tới cầu thận, buộc thận phải làm việc nhiều hơn để lọc máu, lâu ngày gây suy thận.
Đột quỵ là tình trạng các tế bào não bị chết đột ngột do sự gián đoạn cung cấp oxy lên não, có thể khiến người bệnh tử vong nhanh chóng hoặc gặp phải những biến chứng nặng nề, đặc biệt là ở những người có yếu tố nguy cơ…
Cách giảm ăn mặn để tránh tăng cân, phòng ngừa bệnh tật
Thói quen ăn mặn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, do đó cần sớm nhận ra và thay đổi ngay. Một số cách giảm ăn mặn để tránh tăng cân gồm:
- Giảm mặn trong mọi loại gia vị và món ăn, hạn chế lượng muối, bột canh, nước mắm… cho vào thức ăn khi nấu nướng. Sử dụng muối iốt thay cho muối thường để giảm nguy cơ mắc bệnh bướu cổ.
- Ưu tiên các thực phẩm tươi sống và chế biến tại nhà, giảm ăn tiệm: Việc nấu ăn tại nhà giúp chủ động hơn trong việc điều chỉnh gia vị, trong khi các hàng quán thường nêm nhiều muối để món ăn được đậm đà và hấp dẫn thực khách.
- Hạn chế dùng thực phẩm đóng hộp, thực phẩm mặn và thức ăn nhanh như khoai tây chiên, xúc xích, giò chả, khô mắm, dưa muối,… Đó là những “vựa muối” mà chúng ta nên cảnh giác, tránh ăn quá nhiều.
- Thay thế nước mắm cốt, nước mắm đậm đặc bằng nước mắm giảm mặn: Nước mắm giảm mặn sử dụng công thức giảm muối, ít natri, cho món ăn đậm vị nhưng không mặn vị, là xu hướng ăn ngon và tốt cho sức khỏe được nhiều người lựa chọn.
- Tăng cường ăn rau xanh, trái cây: Rau xanh chứa nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa, tốt cho đường ruột, hạn chế các bệnh mạn tính không lây như béo phì, tim mạch,… đồng thời giảm cân hiệu quả.
Cũng cần lưu ý, việc loại bỏ hoặc sử dụng quá ít muối cũng không có lợi cho sức khỏe, vì Natri và Clo trong muối là 2 loại ion rất quan trọng trong việc cân bằng thể dịch và đảm bảo sự hoạt động bình thường của tế bào. Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo một người trưởng thành nên tiêu thụ dưới 5g muối một ngày. Do đó mọi người cần ăn đủ muối theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế để đảm bảo sức khỏe bình thường.
Giảm lượng gia vị nêm vào mỗi món ăn, kết hợp với việc dùng nước mắm giảm mặn là phương án hoàn hảo để vừa giữ độ đậm đà của bữa cơm vừa đảm bảo an toàn sức khỏe
Ăn mặn có tăng cân không là điều chúng ta vẫn thắc mắc, và trên thực tế, ăn mặn là nguyên nhân gây béo phì mà ít người biết đến. Hãy thực hiện chế độ ăn giảm mặn từ những điều nhỏ nhặt thường ngày như nêm ít lại, ăn nhiều rau xanh thay cho thức ăn nhanh, sử dụng nước mắm giảm mặn,… vì sức khỏe lâu dài của chính bản thân.
>>> Xem thêm: