Chắn hẳn khi nhắc đến hương vị “quốc hồn quốc túy” của Việt Nam, chúng ta đều nghĩ ngay đến nước mắm, với mùi thơm đặc trưng, vị đậm đà, sóng sánh đẹp mắt. Tuy vậy, để có thể chọn được một chai nước mắm thơm ngon, chất lượng, bạn cần phải hiểu rõ nước mắm là gì, nguồn gốc từ đâu và được sản xuất như thế nào?
Mục lục
Hiểu đúng về nước mắm
Xét theo khoa học, nước mắm là thành phẩm thu được từ quá trình thủy phân thịt động vật (chủ yếu là cá, hoặc tôm, hến, sò…) trong muối biển. Nhờ tác dụng của hệ enzyme có sẵn trong ruột cá cùng với một số loại vi khuẩn kỵ khí chịu mặn, qua một thời gian lên men tự nhiên sẽ tạo ra nước mắm. Nói đơn giản hơn, nước mắm là phần nước chắt lọc từ tinh chất cá và muối được ủ chượp ở các lu, chum, vại… tối thiểu từ 6 tháng trở lên.
Nước mắm làm từ gì?
Nguyên liệu làm nước mắm khá đa dạng, có thể làm từ cá nguyên con sống ở biển (như cá cơm, cá nục, cá ồ, cá tráp, cá thu…), cá khô, nội tạng cá, hay từ các loại sò hến, tôm cua, hoặc trái cây như quả điều, đậu nành (với nước mắm chay). Đồng thời, thứ muối được sử dụng phải là loại muối hạt, tinh khiết, hàm lượng NaCl >95% và để lưu kho ít nhất 1 năm trước khi đem ra ủ. Điều này nhằm giúp loại bỏ những ion gây vị chát, đắng, nóng cổ của phần muối ủ cá, cho nước mắm ngọt đằm, êm dịu hơn.
>>> Tham khảo thêm: https://mamnamngu.com/hieu-ro-ve-nuoc-mam-gia-vi-khong-thieu.html
Nguồn gốc của nước mắm ra đời từ đâu?
Trong quá trình tìm hiểu nước mắm là gì, nhiều người cũng thắc mắc nước mắm bắt nguồn từ đâu và liệu đây có phải đặc sản của phương Đông? Bởi với sự gắn bó và phổ biến của nước mắm trong đời sống lẫn ẩm thực khiến nhiều người đinh ninh rằng, nước mắm là do người Châu Á sáng chế ra.
Theo sử sách ghi lại, sự thật nguồn gốc của nước mắm đã có từ thời Đế quốc La Mã (tức từ năm thứ 27 trước Công Nguyên), với tên gọi là Garum – được sản xuất bằng cách ướp cá biển với muối rồi chưng cất trong bình gốm. Sau khi Đế quốc La Mã sụp đổ, công thức làm nước mắm được du nhập vào phương Đông và lan truyền rộng rãi đến khu vực Đông Nam Á.
Nhiều tài liệu ghi nhận, lịch sử nước mắm Việt Nam so với các quốc gia ở Đông Nam Á là nơi có truyền thống làm mắm lâu đời nhất. Điều này được minh chứng thông qua những tư liệu, bằng chứng lịch sử được thu thập từ các nhà nghiên cứu, từ những năm 997 người Việt đã biết làm và dùng nước mắm.
Có thể bạn chưa biết: Điểm khác biệt trong cách làm nước mắm của người La Mã với Châu Á nằm ở nguyên liệu và tỷ lệ muối. Cụ thể:
|
Cách nhận biết nước mắm chuẩn ngon
Tùy vào đặc trưng văn hóa từng đất nước, vùng miền mà cách chế tạo mắm cũng như khẩu vị của người sử dụng sẽ khác nhau. Thế nhưng, để có thể đánh giá tổng quan về chất lượng nước mắm đạt được độ chín ngon hay chưa, bạn có thể dựa vào một số đặc điểm sau:
Sắc nâu đỏ hoặc nâu vàng đẹp mắt
Màu của nước mắm được ủ tự nhiên theo phương pháp gài nén thường có màu nâu đỏ, nâu vàng đến nâu cánh gián (hay màu hổ phách). Nếu nhận thấy nước mắm có màu đen hoặc xanh thẫm, đây có thể do dùng nguyên liệu cá kém tươi lẫn tạp và dùng phương pháp đánh khuấy, thời gian ủ nhanh. Còn nước mắm màu vàng nhạt thường đã qua pha chế hoặc là loại nước mắm tổng hợp công nghiệp.
Mùi vị hài hòa, ngon ngọt tự nhiên
Khi nếm thử nước mắm ngon thường có vị mặn nhẹ, không chát, đọng lại hậu vị ngọt, sau đó tỏa mùi thơm đặc trưng từ tinh chất cá. Đồng thời, mỗi người cũng nên ưu tiên chọn mua nước mắm giảm mặn có công thức cắt giảm bớt lượng muối, để thưởng thức hương vị thơm ngon từ biển cả mà vẫn an toàn cho sức khỏe.
Độ đạm nước mắm
Nước mắm được sản xuất theo phương pháp truyền thống thường có độ đạm từ 30 – 40, thậm chí lên đến 43 – 45 độ, cho phần nước sánh đặc và hương vị đậm đà.
Giải đáp thắc mắc thường gặp về nước mắm
Độ đạm của nước mắm là gì?
Độ đạm của nước mắm là tổng hàm lượng Nitơ có trong 1 lít mắm. Ví dụ, nước mắm có 20 độ đạm đồng nghĩa trong một lít nước mắm có chứa đến 20gr chất Nitơ.
Có phải nước mắm độ đạm càng cao thì càng tốt?
Thông thường, độ đạm được ghi trên bao bì chai nước mắm là độ đạm tổng (được cộng từ độ đạm hữu cơ và độ đạm vô cơ), có ý nghĩa để đánh giá chất lượng và giá trị dinh dưỡng của nước mắm. Trong đó, độ đạm có được bằng phương pháp tự nhiên dao động trong khoảng 30 – 40 độ là tốt nhất. Người tiêu dùng không nên vì chạy theo độ đạm cao mà mua những sản phẩm có độ đạm từ 50 – 60 độ, có thể bổ sung đạm vô cơ quá mức hoặc bị pha chế thêm hương liệu gây hại cho sức khỏe.
Nước mắm làm từ loại cá nào ngon nhất?
Nguyên liệu cá làm nước mắm có rất nhiều loại khác nhau, nhưng theo kinh nghiệm cổ truyền thì loại cá cơm than đen (con trưởng thành, béo mập) là ngon nhất về cả giá trị dinh dưỡng và độ cảm quan.
>> Có thể bạn quan tâm: Cách làm nước mắm cá cơm tươi chuẩn vị, an toàn
Có cần bảo quản nước mắm trong tủ lạnh?
Việc để nước mắm trong tủ lạnh có thể khiến nước mắm bị đen, đổi màu do nhiệt độ thấp làm muối bị đông kết và lắng xuống, từ đó không đủ mặn để bảo quản đạm amin của nước mắm. Tốt nhất, bạn chỉ cần bảo quản nước mắm ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp.
>> Xem ngay: Nước mắm để được bao lâu? Cách bảo quản nước mắm
Qua toàn bộ thông tin trên đây, chắc hẳn đã giúp bạn hiểu thêm về nước mắm là gì. Để thưởng thức hương vị nước mắm ngon đúng chuẩn, an toàn sức khỏe, mỗi người nên chọn mua sản phẩm của thương hiệu nổi tiếng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, dây chuyền sản xuất hiện đại, đáp ứng được tiêu chuẩn khắt khe về an toàn thực phẩm của Bộ Y tế.
Tìm hiểu về các loại nước mắm: > Nước mắm cốt > Nước mắm nhỉ > Nước mắm chắt > Nước mắm lú