Đột quỵ là bệnh lý tổn thương não xảy ra đột ngột, dễ gặp ở người cao tuổi, người mắc các bệnh tim mạch, người thừa cân – béo phì, ít vận động. Bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên nếu duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh thì có thể phòng bệnh hiệu quả.
Theo đó, chúng ta cần nắm rõ một số nguyên tắc khi ăn uống cũng như ưu tiên lựa chọn thực phẩm phòng chống đột quỵ được nhiều chuyên gia khuyến cáo.
Mục lục
Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bị đột quỵ
Dưới đây là các nguyên tắc dinh dưỡng giúp người đã từng bị đột quỵ phục hồi sức khỏe nhanh chóng, đặc biệt giảm thiểu rủi ro tái phát bệnh. Đồng thời, các nguyên tắc này cũng có hiệu quả trong việc phòng ngừa nguy cơ đột quỵ ở người khỏe mạnh:
Hạn chế ăn mặn: Nếu cơ thể nạp thừa muối sẽ làm tăng huyết áp, khiến thành mạch càng dễ bị tổn thương, lâu dần chuyển sang đột quỵ hoặc đột quỵ tái phát. Do đó, những ai đã từng trải qua cơn đột quỵ cần giảm muối trong khẩu phần ăn, chỉ nên duy trì ở mức độ 4 – 5g/ngày (tương đương 1 thìa muối) hoặc ít hơn càng tốt.
Giảm ăn mặn để chủ động phòng ngừa và hạn chế ảnh hưởng do đột quỵ.
Tránh thực phẩm chứa nhiều chất béo: Hãy hạn chế các món chiên, xào chứa nhiều dầu mỡ, các loại sữa đặc, bơ, nội tạng động vật. Bởi chúng sẽ khiến cho lượng cholesterol tăng lên rất nhanh, lâu ngày gây xơ vữa động mạch, cực nguy hiểm cho bệnh nhân đã từng bị đột quỵ, tai biến.
Tránh thực phẩm gây kích thích: Chế độ dinh dưỡng của người bệnh cần nói “không” với thực phẩm lên men, các loại gia vị cay nóng, rượu, chè, cà phê,… Bởi đây là những yếu tố nguy cơ gây tai biến mạch máu não thầm lặng.
Ăn thành nhiều bữa trong ngày: Các chuyên gia khuyến khích nên ăn đa dạng thực phẩm và chia ra 3 – 4 bữa/ngày, không nên ăn quá no.
Chọn thức ăn dễ tiêu hóa: Một số người bệnh sau đột quỵ gặp các rối loạn về nuốt, do đó cần ưu tiên các món ăn dạng lỏng, mềm và ấm để dễ hấp thu. Đồng thời, người bệnh khi ăn cần nhai và nuốt thật chậm, từng ít một.
TOP 7 thực phẩm phòng chống đột quỵ hiệu quả
Dưới đây là một số loại loại thực phẩm “vàng” để phòng căn bệnh đột quỵ mà ai cũng cần biết đến:
Nước mắm giảm mặn
Hưởng ứng xu hướng giảm ăn mặn để bảo vệ trái tim khỏe và phòng tránh đột quỵ, bạn hãy ưu tiên dùng các loại gia vị giảm mặn, đặc biệt là nước mắm. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại nước mắm giảm mặn được sản xuất theo công thức đặc biệt, mặc dù thành phần đã được cắt giảm muối nhưng vẫn đảm bảo vị ngon hài hòa. Nước mắm giảm mặn giúp bạn loại bỏ đáng kể lượng muối nạp vào cơ thể, giúp phòng chống đột quỵ và tim mạch.
>>> Bài viết có liên quan: Những lưu ý khi sử dụng nước mắm cho người bị tim mạch
Cá hồi
Loại cá này chứa một lượng lớn Omega 3 – nửa miếng phi lê chứa 4023 mg Omega 3 hoặc 100g cá hồi chứa 2260 mg Omega 3.
Omega 3 có tác dụng giúp làm giảm lượng LDL Cholesterol xấu và tăng lượng HDL-Cholesterol tốt, đồng thời giúp tăng cường lưu thông máu, tránh hình thành các cục máu đông gây nghẽn tĩnh mạch, từ đó giảm nguy cơ đột quỵ.
Cá hồi cũng là loại cá rất ngon và có thể chế biến thành nhiều món đa dạng như cháo cá hồi, lẩu cá hồi, cá hồi nướng, canh chua cá hồi…
Ăn cá hồi thường xuyên trong tuần giúp bảo vệ bạn khỏi cơn đột quỵ nguy hiểm.
Rau họ cải
Các loại rau họ cải như bông cải xanh, súp lơ trắng, cải thìa, cải xoăn, bắp cải… có tác dụng giảm nguy cơ vôi hóa động mạch chủ, đồng thời giúp ngăn chặn quá trình tích tụ canxi (một nguyên nhân phổ biến làm xơ vữa mạch).
Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, bạn nên ăn từ 300g rau xanh mỗi ngày, trong đó nên ưu tiên chọn các loại rau họ cải như đã kể ở trên.
Rau họ cải làm giảm nguy cơ đột quỵ, đồng thời tốt cho tiêu hóa, giúp người khỏe mạnh.
Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt là những loại ngũ cốc sau khi được chà xát lấy đi lớp vỏ trấu bên ngoài, hạt vẫn còn giữ màng cám, mầm và phần chính của hạt gọi là phôi nhũ. Chúng bao gồm các loại như yến mạch, đậu nành, đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, hạt vừng đen, lúa mạch… chứa rất nhiều chất xơ, vitamin K và chất chống oxy hóa, được chứng minh có khả năng làm giảm nguy cơ đột quỵ.
Để phòng ngừa bệnh tái phát, bệnh nhân sau đột quỵ có thể tập thói quen dùng 45g ngũ cốc mỗi ngày.
Hãy sử dụng ngũ cốc nguyên hạt thường xuyên để bảo vệ sức khỏe bạn nhé!
>>> Xem ngay những thực phẩm tốt và không tốt cho tim mạch TẠI ĐÂY
Các loại quả mọng
Quả dâu tây rất giàu chất xơ, chất chống oxy hóa, có khả năng cân bằng nồng độ cholesterol và giảm cholesterol xấu. Ăn dâu tây thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa tích tụ máu đông.
Quả việt quất cũng có lợi ích tương tự dâu tây, giúp làm giảm nồng độ cholesterol xấu trong máu, rất có lợi cho sức khỏe tim mạch và phòng ngừa nguy cơ đột quỵ.
Quả dâu tằm chứa nhiều resveratrol – hoạt chất này thúc đẩy sản xuất oxit nitric, làm giãn mạch máu và giảm nguy cơ hình thành cục máu đông.
Quả mâm xôi có hợp chất polyphenol chống oxy hóa và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cực tốt cho sức khỏe.
Hãy cố gắng ăn một vài phần quả mọng mỗi tuần và chọn các loại khác nhau nhé!
Trái cây họ cam quýt
Các loại quả cam, quýt, bưởi… là thực phẩm phòng chống đột quỵ đừng nên bỏ qua. Chúng rất giàu chất xơ hòa tan, giúp tăng cholesterol HDL và giảm cholesterol LDL. Đồng thời thành phần của chúng còn chứa nhiều hợp chất flavonoid làm giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ.
Mỗi ngày bạn nên ăn 1 – 2 quả cam, quýt hoặc ăn 3 – 5 múi bưởi để bảo vệ sức khỏe.
Ăn nhiều trái cây họ cam, quýt không chỉ giúp tăng đề kháng, mà còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.
Quả chuối
Trong một quả chuối có chứa đến 400ml Kali – dưỡng chất có tác dụng giãn mạch máu, đồng thời hỗ trợ giảm bớt Natri trong máu, từ đó giúp kiểm soát tốt huyết áp, phòng ngừa đột quỵ.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí The New England Journal of Medicine, ăn chuối đều đặn còn làm giảm khả năng tử vong do đột quỵ đến 40%.
Có nhiều lý do để bổ sung vào thực đơn cho người bị đột quỵ.
Hãy ăn từ 1 – 3 quả chuối (cỡ vừa) mỗi ngày, tuy nhiên cần lưu ý không ăn chuối chưa chín hoặc khi đang đói bụng nhé!
Gợi ý thực đơn mẫu giúp phòng tránh đột quỵ
Tham khảo 5 thực đơn mẫu để kiểm soát huyết áp, mỡ máu, giảm nguy cơ biến chứng tim mạch gây đột quỵ.
Thực đơn mẫu 1
Bữa sáng | 1 bát phở bò |
Bữa phụ | 2 miếng thanh long |
Bữa trưa | 1 bát cơm, 100g cá quả hấp, 200g rau cải xanh luộc |
Bữa phụ | 1 ly sữa ít đường, ít béo |
Bữa tối | 1 bát cơm, 70g thịt luộc, 200g su hào, 3 múi bưởi tráng miệng |
Thực đơn mẫu 2
Bữa sáng | 1 bát bún bò |
Bữa phụ | ½ quả táo hoặc 4 múi bưởi |
Bữa trưa | 1 bát cơm, 1 đĩa cá thác lác sốt cà, 1 bát canh bí xanh |
Bữa phụ | 1 ly sữa bột tách béo |
Bữa tối | 1 bát cơm, 1 đĩa thịt bò xào ớt chuông, 1 bát canh mồng tơi |
Thực đơn mẫu 3
Bữa sáng | 1 bát bún thịt, rau ăn kèm |
Bữa phụ | 1 ly sữa hoặc 1 hộp sữa chua |
Bữa trưa | 1 bát cơm, 1 phần thịt băm viên sốt cà chua, 1 đĩa nộm rau muống |
Bữa phụ | ½ quả táo hoặc 1 quả chuối |
Bữa tối | 1 bát cơm nhỏ, 1 phần cá sốt cà chua, 200g bắp cải luộc, ½ quả cam. |
Thực đơn mẫu 4
Bữa sáng | 1 phần xôi đậu phộng |
Bữa phụ | 1 quả chuối |
Bữa trưa | 1 bát cơm, 1 củ cải trắng + sườn, ngó sen xào thịt |
Bữa phụ | 1 yaourt trái cây |
Bữa tối | 1 bát cơm, 1 đĩa sườn xào chua ngọt, 1 bát canh cải ngọt |
Thực đơn mẫu 5
Bữa sáng | 1 tô phở thịt nạc |
Bữa phụ | 300g cam |
Bữa trưa | 1 bát cơm, 50g tôm đồng rang, 300g bông cải xanh luộc |
Bữa phụ | 5 quả dâu tây |
Bữa tối | 1 bát cơm, 1 đĩa đậu phụ rán sốt cà chua, 300g bắp cải luộc |
Vì đột quỵ là bệnh lý cấp tính nguy hiểm nên mỗi người cần có ý thức chủ động phòng ngừa bằng nhiều cách. Bên cạnh việc giảm ăn mặn và ưu tiên lựa chọn thực phẩm phòng chống đột quỵ, bạn cũng đừng quên vận động tích cực, tập thể dục và sống lạc quan, giảm căng thẳng nữa nhé!
>>> Bài viết hay: