Đối với hầu hết các bệnh tim mạch, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên hạn chế ăn mặn. Đặc biệt nếu sử dụng nước mắm cho người bị tim mạch thì cần ghi nhớ một số lưu ý nhất định. Vậy những lưu ý đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau đây.
Mục lục
Ưu tiên chọn nước mắm giảm mặn
Thói quen ăn mặn – ăn nhiều muối không chỉ gây ra nhiều hệ lụy khôn lường đối với sức khỏe còn ảnh hưởng đến hệ tim mạch. Tại hội thảo truyền thông vận động giảm tiêu thụ muối để phòng chống tăng huyết áp, đột quỵ và các bệnh không lây nhiễm khác, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết: Tại nước ta, thói quen ăn nhiều muối là nguyên nhân quan trọng góp phần làm gia tăng tỷ lệ mắc huyết áp cao và tử vong do các bệnh tim mạch (Dẫn nguồn: Báo Người Lao Động).
>>> Có thể bạn quan tâm: Vì sao ăn mặn dễ tăng nguy cơ bị cao huyết áp và đột quỵ?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ăn mặn sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện những cơn đau tim và đột quỵ. Người bệnh tim mạch nếu tiếp tục duy trì chế độ ăn mặn sẽ làm tăng gánh nặng cho tim, gây phù nề và khiến bệnh tiến triển ngày càng nghiêm trọng. Chính vì vậy, người mắc bệnh tim mạch bên cạnh có chế độ ăn uống lành mạnh cũng nên cắt giảm lượng muối tiêu thụ, cụ thể không nên quá 4 – 5g muối/ngày.
Nước mắm cho người bị tim mạch nên có hàm lượng muối thấp.
Chính vì những lý do trên, xu hướng sử dụng gia vị giảm mặn, chẳng hạn như nước mắm giảm mặn cho người bệnh tim mạch được nhiều người quan tâm. Khác biệt với những sản phẩm thông thường, nước mắm giảm mặn được chế biến theo công thức rút bớt muối, tốt cho sức khỏe nhưng vẫn đảm bảo hương vị thơm ngon.
Để chọn mua nước mắm giảm mặn, người dùng nên tham khảo thông tin quảng cáo từ nhà sản xuất, đọc hàm lượng Natri trên bao bì hoặc đơn giản nhất là chọn mua sản phẩm có dán nhãn “nước mắm giảm mặn” trên bao bì.
Tuy nhiên trong một số trường hợp, nếu người mắc bệnh tim mạch nặng hoặc có chỉ định của bác sĩ thì không nên dùng nước mắm.
Lời khuyên dinh dưỡng cho người mắc bệnh tim mạch
Đối với bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch, khi ăn uống cần chú ý một vài điều sau:
- Đối với việc lựa chọn thực phẩm: Hạn chế sử dụng các món chứa nhiều muối và lên men (mắm tôm, mắm cá, mắm tép, dưa muối, cà muối, trứng muối…), giảm sử dụng thực phẩm chế biến sẵn (xúc xích, lạp xưởng, giò chả, thịt chà bông, mì gói), ưu tiên chọn thực phẩm cung cấp protein lành mạnh (thịt nạc, thịt gia cầm, cá, hạt lanh, quả óc chó, dầu hạt cải), tăng cường ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi.
- Đối với việc lựa chọn gia vị: Hạn chế dùng trực tiếp các loại gia vị mặn (như nước tương, hạt nêm, tương ớt, sốt pha sẵn), giảm dần lượng muối nêm nếm khi nấu ăn hàng ngày, kết hợp dùng nhiều loại thảo mộc và gia vị khác để tăng thêm khẩu vị cho món ăn (như tiêu, ớt, tỏi, gừng, hành củ, hành lá, ngò rí, quế, nghệ…).
- Có lối sống lành mạnh: Hạn chế hút thuốc lá, uống bia rượu và sử dụng các chất kích thích, tập luyện thể dục thường xuyên, giữ tinh thần luôn thoải mái, tái khám theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát tốt chỉ số huyết áp.
Người bệnh tim mạch nên nói “không’ với thực phẩm muối chua trong bữa ăn hàng ngày.
Như vậy tóm lại việc chọn nước mắm cho người bị tim mạch cần đặc biệt quan tâm đến hàm lượng muối của sản phẩm. Ưu tiên số 1 cho người bị tim mạch, đó là nước mắm giảm mặn – với công thức giúp rút bớt muối nhưng vẫn giữ được hương vị đậm đà, thơm ngon. Ngay hôm nay hãy sử dụng nước mắm giảm mặn, đồng thời đừng quên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, rèn luyện cơ thể mỗi ngày để bảo vệ hệ tim mạch nói riêng và sức khỏe nói chung, bạn nhé!
>>> Xem thêm: