Ăn mặn khi mang thai có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều bà bầu hiện nay. Theo đó, chế độ dinh dưỡng khoa học trong thai kỳ đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và bé. Ngoài những thực phẩm cần bổ sung, thai phụ còn cần phải tránh ăn mặn, bởi đây là nguy cơ gây sảy thai, sinh non hoặc thai lưu.
Mục lục
Nguyên nhân bà bầu thích ăn mặn
Ăn mặn trong thai kỳ là tình trạng phổ biến ngoài sở thích ăn chua hoặc ăn ngọt ở bà bầu. Điều này đến từ rất nhiều lý do, bao gồm:
- Sở thích ăn mặn: Nếu trước khi mang thai, bà bầu đã quen ăn mặn thì trong thai kỳ, thói quen này có thể tiếp diễn.
- Thiếu chất: Đôi lúc, thèm ăn mặn khi mang thai là dấu hiệu cho thấy cơ thể của mẹ đang thiếu muối trầm trọng. Vì vậy, mẹ phải ăn mặn để bù đắp lượng muối mất đi, giống như quan niệm “thiếu gì ăn nấy”.
- Tình trạng ốm nghén: Khi mới có thai thì ốm nghén là triệu chứng phổ biến. Nhưng ốm nghén nặng, nôn ói thường xuyên khiến cơ thể mất nước nhiều, đòi hỏi bà bầu phải ăn mặn để cân bằng điện giải, hạn chế mệt mỏi.
- Stress thai kỳ: Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai là một trong những nguyên nhân khiến bà bầu hay căng thẳng, lo lắng, cáu gắt và dễ xúc động. Đặc biệt, stress thai kỳ càng kéo dài thì lượng natri càng sụt giảm, dẫn đến cơ thể mẹ luôn có cảm giác thèm muối.
Áp lực, căng thẳng trong thai kỳ khiến nồng độ natri trong cơ thể mất đi, dẫn đến bà bầu luôn có cảm giác thèm ăn mặn.
Ăn mặn khi mang thai có nguy hiểm không?
Nếu mẹ bầu bổ sung muối đúng cách sẽ giúp cân bằng nước trong và ngoài tế bào, trợ giúp chức năng cơ và dẫn truyền xung động thần kinh. Ngoài ra, muối iot còn giúp phát triển não bộ và hệ thần kinh của thai nhi.
Thế nhưng nếu ăn quá mặn – thừa muối lại gây nguy hại cho cả mẹ và bé. Cụ thể:
Đối với mẹ:
- Tăng huyết áp, hội chứng tiền sản giật: Nếu cơ thể người mẹ hấp thụ nhiều muối thì khả năng thẩm thấu của màng tế bào với natri tăng lên. Khi ấy, ion natri vận chuyển nhiều hơn vào tế bào cơ trơn của thành mạch, tăng trương lực thành mạch, tăng sức cản ngoại vi và dẫn đến tăng huyết áp.
- Nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ: Ăn mặn khi mang thai khiến bà bầu phải uống nhiều nước, dẫn đến tăng lưu lượng máu tuần hoàn và tăng cường hoạt động của tim. Tình trạng này kéo dài có thể làm tâm thất trái to hơn, khiến bà bầu bị đau tức ngực. Lâu ngày, phát triển thành bệnh tim mạch, suy tim hoặc thậm chí đột quỵ.
- Ăn mặn gây sưng phù: Đối với phụ nữ mang thai thèm ăn mặn, đặc biệt là thực phẩm giàu natri, phần lớn đều gặp phải tình trạng phù nề, đau đầu, choáng váng, tức ngực, buồn nôn hoặc nhiễm độc thai nghén ba tháng cuối thai kỳ. Nguyên nhân là do lượng muối dư thừa đã phá hủy sự cân bằng giữa chất lỏng và natri, dẫn đến nước bị hút ra khỏi tế bào và di chuyển vào máu. Từ đây, điều này gây ra tình trạng sưng và tích nước, đặc biệt là ở ngón tay hoặc những bộ phận khác.
- Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: Theo nghiên cứu từ Cancer Research, thói quen ăn mặn khi mang thai là yếu tố kích thích phát triển một loại vi khuẩn đường ruột có tên Helicobacter Pylori (HP). Các vi khuẩn HP chủ yếu tấn công vào niêm mạc dạ dày, gây ra bệnh lý tiêu hóa nghiêm trọng như đầy hơi, khó chịu hoặc ợ nóng rát.
- Tăng nguy cơ suy thận: Một nghiên cứu được công bố trên “American Journal of Physiology – Renal Physiology” vào năm 2011 cho thấy, ăn quá nhiều hoặc quá ít muối khi mang thai đều ảnh hưởng lớn đến hoạt động của thận. Trong đó, sỏi thận là tình trạng phổ biến, được hình thành khi khoáng chất trong nước tiểu (như Canxi) trở nên cô đặc và tạo thành tinh thể. Theo thời gian, tinh thể phát triển lớn hơn và khi đi qua đường tiết niệu, chúng dễ bị mắc kẹt lại. Kết quả là cản trở quá trình bài tiết nước tiểu, gây ra căn bệnh sỏi thận.
Ăn nhiều muối rất dễ khiến bà bầu tăng huyết áp thai kỳ và đây là con đường ngắn nhất dẫn đến tiền sản giật, các mẹ bầu cần hết sức chú ý!
Đối với trẻ:
- Tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, thai chết lưu hoặc dị tật bẩm sinh.
- Thai nhi dễ bị động kinh từ thói quen ăn nhiều muối của người mẹ khi mang thai. Trẻ cũng hay bồn chồn, thờ ơ, co thắt cơ, mất ý thức hoặc lú lẫn bất thường trong thời gian ngắn.
- Trẻ được sinh ra có nguy cơ phát triển bệnh tim mạch, đặc biệt là suy tim khi trưởng thành.
Bí quyết giúp mẹ bầu giảm ăn mặn
Để bảo đảm an toàn cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi, bà bầu nên hạn chế ăn mặn khi mang thai, dựa trên các hướng dẫn của chuyên gia dưới đây:
Cắt giảm lượng muối khi nấu ăn
Để thay đổi một thói quen hay sở thích nào đều cần rất nhiều thời gian. Với bà bầu thèm ăn mặn khi mang thai thì không cần loại muối ra khỏi thực đơn ngay. Thay vào đó, hãy giảm lượng muối từ từ để cơ thể dần được thích nghi. Đừng quên những mẹo sau nhé:
- Giảm độ mặn của món ăn: Bằng cách chế biến với các loại gia vị khác như vỏ chanh, dầu oliu, tỏi hoặc gừng, để tạo cảm giác ngon miệng nhưng vẫn an toàn cho sức khỏe.
- Hạn chế ăn các thực phẩm nhiều muối: Bà bầu nên NÓI KHÔNG với các loại ô mai, mứt hoa quả sấy khô, thịt xông khói, khoai tây rán, bánh quy mặn, xúc xích, lạp xưởng, cá khô hoặc pho mát vì chúng chứa nhiều muối. Trường hợp nếu lựa chọn các thực phẩm trên, hãy xem kỹ bảng thành phần được ghi trên nhãn dán và ưu tiên chọn sản phẩm có hàm lượng Natri thấp.
- Khuyến khích nên nấu ăn ở nhà: Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), khoảng 70% lượng muối trong chế độ ăn hiện nay đến từ thực phẩm được chế biến tại hàng quán, nhà hàng. Tốt nhất bà bầu nên cố gắng nấu ăn tại nhà thay vì ăn ở bên ngoài. Khi đó, các chị em có thể chủ động lựa chọn thực phẩm tươi sống hơn so với thực phẩm đã qua chế biến, tự kiểm soát lượng muối vừa phải để bảo vệ sức khỏe.
Để giảm tác hại của ăn mặn khi mang thai, các chị em nên tập thói quen nêm nếm ít muối trong quá trình nấu ăn.
Bổ sung thực phẩm tốt cho thai kỳ
Khi mang thai, bà bầu nên bổ sung thực phẩm ít natri nhưng giàu chất xơ, chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất tốt cho thai kỳ như: khoai lang, cá hồi, các loại đậu, quả mọng, sữa và chế phẩm từ sữa… Ngoài ra, mẹ có thể ăn món luộc thay thế món xào, rang, kho hoặc cho thêm rau xanh để dung hòa vị mặn của muối, bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Sử dụng nước mắm giảm mặn
Thay vì nêm muối khi nấu ăn, các chị em hãy sử dụng nước mắm giảm mặn để an toàn cho sức khỏe. Đây là sản phẩm được giảm nồng độ muối, nhằm phòng tránh tác hại của ăn mặn khi mang thai. Điểm nổi bật nằm ở tỷ lệ ít mặn nhưng nước mắm vẫn giữ trọn hương vị thơm ngon và tuyệt hảo.
Cùng với dây chuyền sản xuất hiện đại và khép kín, nước mắm giảm mặn đã góp phần thay đổi thói quen thèm ăn mặn khi mang thai của bà bầu. Góp phần vun vén cho bữa cơm của gia đình Việt một dư vị ngọt hậu lưu luyến trên đầu lưỡi, không cần thêm cũng chẳng phải bớt, nước mắm giảm mặn đã đủ đậm đà để làm xiêu lòng bất kỳ thực khách nào từng thử qua.
Nước mắm giảm mặn là bí quyết bảo vệ sức khỏe của người dùng nói chung và đối với phụ nữ mang thai nói riêng.
Tóm lại, ăn mặn khi mang thai hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Bà bầu nên giảm muối trong chế độ ăn uống, hoặc tốt hơn là tuân theo khuyến nghị của bác sĩ dinh dưỡng, tiêu thụ khoảng 5-6g muối/ngày, để hành trình mang thai ngập tràn hạnh phúc, cho mẹ khỏe mạnh và con bình an.
>>> Xem thêm: