Nước mắm Chinsu Đệ Nhị được chắt lọc từ cá cơm nguyên chất, với vị ngon đặc trưng làm đắm say lòng người. Món quà giá trị của biển khơi, đầy ý nghĩa mà Masan dành để tri ân các khách hàng đã ủng hộ nhãn hàng nước mắm Chinsu Đệ Nhị trong suốt những năm qua.
Tận tâm, tận lực và chung sức là những gì mà những chuyên gia Masan đã gói ghém vào mỗi chai nước mắm Chinsu Đệ nhị để trao đến tay người tiêu dùng hương vị ngon hài hòa, không cần thêm cũng chẳng phải bớt, đặc biệt an toàn cho sức khỏe.
Mục lục
Tại sao làm nước mắm phải từ cá cơm
Giai đoạn đầu hình thành nghề nước mắm Phú Quốc được tính từ năm 1900 đến 1945. Vùng biển Phú Quốc có rất nhiều cá cơm, loại cá thân nhỏ thơm ngon và có nhiều chất đạm. Ngư dân đánh bắt về với số lượng khá nhiều nên không thể ăn tươi ngay một lúc được. Họ nghỉ ra cách đem ướp với muối để sữ dụng lâu dài. Vì thế để lâu nên cá chín, tạo ra nước màu đỏ có độ trong, vị mặn đậm đà , người dân rất thích dùng để ăn sống hay nấu nướng. Nước mắm Chinsu Đệ Nhị cũng có nguồn gốc tương tự.
Hiện tại, với phương tiện kỹ thuật sản xuất do ngư dân sáng tạo ra, lưới đánh bắt cá cơm được làm bằng tơ, đem nhuộm màu bằng vỏ cây sắn tạo thành màu nâu. Phao lưới được làm từ loại gỗ nhẹ để có thể nổi dễ dàng trên mặt nước. Dây kéo hai đầu lưới được bện từ vỏ dừa khô đã được đập tơi. Ngư dân đánh bắt cá bằng cách đánh bao từ phía ngoài biển theo hình chữ C. Hai đầu lưới kéo thằng lên bờ để bắt cá.Cá cơm tươi được chuyển về chượp muối tại nhà vì lúc này ngư dân chỉ dùng thuyền nhỏ, chèo bằng tay, đánh bắt sát bờ nên không chở muối theo như bây giờ.
Nước mắm CHIN-SU Đệ Nhị được chế biến từ nguồn cá cơm tươi
Nước mắm được sản xuất ra dùng tiêu thụ trong nước và vận chuyển sang Campuchia, Thái Lan bằng đường thủy. Khi vận chuyển, nước mắm được cho vào tỉnh đất nung có dung tích từ 3-3,5 lít, nắp tỉnh được đậy bằng miếng gỗ mỏng, dưới nắp có một lớp vỏ tràm và xung quanh tỉnh được niềng bằng dây mây dát mỏng.
Vào năm 1950 thị trường nước mắm tiêu thụ mạnh, kỹ thuật sản xuất cũng được nâng cao. Ngư dân không dùng phương pháp nấu để sản xuất nước mắm mà chuyển sang chế biến mới.
CHIN-SU Đệ Nhị đồng hành cùng bữa cơm Việt
Tuyển chọn nguyên liệu khắt khe
Nước mắm Chinsu Đệ Nhị ngon chắc chắn phải kể đến nguồn nguyên liệu. Cá nào cũng có thể làm mắm song các chuyên gia Masan chỉ tuyển chọn những mẻ cá cơm tươi sống từ vùng biển Phú Quốc. Cá cơm sau thời gian ủ chượp sẽ cho chất lượng nước mắm Chinsu Nam Ngư có độ đạm tự nhiên cùng vị thơm ngon rất đặc trưng. Để đến được với những nhà thùng, những mẻ cá cơm này phải được chấm điểm khắt khe qua 5 tiêu chí tỷ lệ cá tạp, độ muối, độ khô, độ tươi, tỷ lệ muối đảm bào cho nguồn mắm cốt đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
Chọn được nguồn nguyên liệu đạt chuẩn, những chuyên gia chỉ mới đi được một phần ba quãng đường. Giai đoạn ủ chượp cá mới là công đoạn thử thách lòng kiên nhẫn của người làm nghề sản xuất nước mắm, khi cá và muối được ủ ém khí trong thùng gỗ suốt một thời gian dài, không đánh nát hay khuấy đảo. Trong suốt thời gian ủ, các chuyên gia của Masan vẫn luôn cần mẫn kiểm tra đúng hạn, đánh giá chất lượng nước mắm trong từng thùng, để đảm bảo chất lượng nước mắm cốt luôn ổn định, đạt chuẩn.
Nguồn nước mắm nhĩ (cốt) nguyên chất sau thời gian dài ủ chượp sẽ được kiểm định chất lượng lại lần nữa. Quá trình thanh trùng kép và đóng chai khép kín là yếu tố quyết định cuối cùng để mỗi chai nước mắm Chinsu Đệ Nhị đến với hàng triệu bữa cơm gia đình Việt là một lời cam kết về vị ngon không cần thêm cũng chẳng phải bớt và chất lượng đảm bảo an toàn sức khỏe triệu chai như một.
>>> Xem thêm: