Rất nhiều người có thói quen ăn mặn – ăn nhiều muối, hậu quả là “rước bệnh vào thân” mà không hề hay biết. Vậy ăn mặn bị bệnh gì? Bài viết sau sẽ giải đáp cho bạn!
Mục lục
Trước hết xác định, như thế nào gọi là ăn mặn?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), người Việt đang ăn mặn gần gấp đôi so với khuyến nghị. Cụ thể, WHO khuyến cáo mỗi người trưởng thành chỉ nên dùng ít hơn 5g muối/ngày. Nhưng trên thực tế, người Việt ăn rất mặn, trung bình một người trưởng thành tiêu thụ khoảng 9,4g muối/ngày, tức là gần gấp đôi tiêu chuẩn. Nếu duy trì thói quen này trong thời gian dài, những tác hại của ăn mặn sẽ dần xuất hiện, đó có thể là những bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể.
Ăn mặn nhiều có tốt không là băn khoăn của nhiều người hiện nay
Đáng quan ngại, ăn mặn không chỉ do nêm nếm nhiều muối mà còn đến từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau trong bữa cơm gia đình như nước mắm, mắm cá, mắm tôm chua, dưa muối, cà muối, giò chả, xúc xích, chà bông, thịt xông khói,… Điều này vô tình khiến cho nhiều người không biết rằng mình đang ăn mặn vì nghĩ rằng đã cắt giảm lượng muối khi nêm nếm trong bữa ăn hàng ngày.
Các tác hại của ăn mặn với sức khỏe
Xoay quanh vấn đề ăn mặn có rất nhiều câu hỏi được đưa ra. Trong đó, ăn mặn có tốt không hay ăn mặn bị bệnh gì là băn khoăn của khá nhiều người hiện nay.
Theo các chuyên gia, mặc dù muối là loại gia vị có vai trò quan trọng đối với sức khỏe nhưng việc thường xuyên ăn đồ ăn mặn hoặc nêm nếm nhiều muối sẽ làm tăng nguy cơ mắc 7 bệnh lý phổ biến như:
Các bệnh tim mạch, điển hình tăng huyết áp
Thường xuyên ăn mặn là một trong những tác nhân hàng đầu gây tăng huyết áp. Không chỉ vậy, khi ăn mặn, chúng ta phải uống nước nhiều, vô tình làm tăng khối lượng máu tuần hoàn, khiến tim phải hoạt động nhiều hơn. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến suy tim và nhiều bệnh lý tim mạch khác.
>>> Giải đáp thắc mắc: Tại sao người cao huyết áp không nên ăn mặn?
Đột quỵ
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, ăn mặn thường xuyên dẫn tới 62% các ca đột quỵ não. Lý do là vì khi ăn quá nhiều muối, một lượng lớn natri sẽ được dung nạp vào cơ thể khiến cho hàm lượng natri trong máu tăng cao. Nếu thận không thể phát huy tối đa hiệu suất lọc máu, thì sẽ dẫn đến sự gia tăng áp lực thẩm thấu trong lòng mạch. Theo thời gian, các thành mao mạch này sẽ dày hơn, làm thu hẹp các mạch máu, từ đó lượng oxy và dinh dưỡng vận chuyển đến các tế bào ngày càng ít đi, gia tăng nguy cơ đột quỵ.
Ăn thừa muối, ăn mặn trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ và mắc các bệnh về tim mạch
Suy thận
Tác hại của ăn mặn thường xuyên là ảnh hưởng đến thận. Bởi khi ăn nhiều muối, cơ thể sẽ phải bù nhiều nước, dẫn đến tuần hoàn máu đến cầu thận tăng, thận phải làm việc nhiều hơn để lọc máu. Về lâu dài, sẽ khiến chức năng thận bị suy giảm và gây ra nhiều vấn đề ở cơ quan này.
Viêm loét dạ dày và tá tràng
Ăn mặn còn là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày và tá tràng. Bởi muối có thể thúc đẩy hoạt động của vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) – một loại vi khuẩn sống trong lớp nhầy trên bề mặt niêm mạc dạ dày và gây nên viêm loét.
Hen suyễn
Món ăn quá mặn sẽ thẩm thấu vào khí quản tạo ra đờm và gây tắc nghẽn, làm hạn chế luồng khí đường thở, lâu ngày sinh ra bệnh hen suyễn. Hoặc đối với người đã từng có tiền sử hen suyễn, khi ăn mặn sẽ làm bệnh trầm trọng hơn.
Loãng xương
Loãng xương cũng là một căn bệnh phổ biến với những người ăn mặn. Bởi nếu ăn quá mặn, muối sẽ được đào thải ra ngoài thông qua con đường nước tiểu, mang theo cả canxi. Lâu dần sẽ làm thiếu hụt lượng canxi trong cơ thể và gây mất canxi trong xương, khiến xương ngày càng yếu, giòn và dễ gãy.
Yếu sinh lý nam
Thận là một cơ quan quan trọng quyết định tới sinh lý phái mạnh. Khi thận suy giảm chức năng do ăn thừa muối trong thời gian dài cũng có thể kéo theo tình trạng yếu sinh lý nam.
Nhận biết 5 triệu chứng báo hiệu cơ thể đang lạm dụng muối quá mức
Khi ăn thừa muối, cơ thể sẽ xuất hiện những dấu hiệu như:
- Có cảm giác khô miệng, khô môi, làn da bong tróc do sự mất cân bằng trong cơ thể.
- Khát nước liên tục do cơ thể cần bổ sung nhiều nước để trung hòa và đào thải muối ra bên ngoài.
- Cơ thể sưng, phù nề (thường xảy ra ở mắt, bàn chân, bàn tay) hoặc chướng bụng do khi lượng muối trong máu tăng cao, cơ thể sẽ tự động tích trữ nước.
- Chuột rút hoặc đau cơ bắp, đau nhức xương.
- Thường xuyên buồn tiểu do thận phải hoạt động nhiều hơn để đào thải muối ra khỏi cơ thể. Đồng thời, khi quan sát, bạn sẽ thấy nước tiểu có màu vàng đậm.
Cảm thấy khô miệng, khát nước liên tục là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn thừa muối
Ăn muối như thế nào để không hại sức khỏe?
Trước những tác hại của ăn mặn, mỗi người nên chủ động thay đổi thói quen xấu này để bảo vệ sức khỏe.
Đối với gia vị:
- Hạn chế gia vị mặn như muối, bột canh, nước mắm… nêm nếm. Khi chế biến thức ăn, chỉ nên cho khoảng ⅕ thìa cà phê muối trong mỗi bữa ăn.
- Lựa chọn nước mắm giảm mặn là một trong những cách đơn giản để giảm bớt lượng muối nạp vào cơ thể. Nước mắm giảm mặn là sản phẩm có thành phần ít muối, tốt cho sức khỏe nhưng vẫn đảm bảo vị mặn – ngọt hài hòa, cho bữa cơm trọn vị.
Đối với thực phẩm và thói quen ăn uống:
- Hạn chế sử dụng đồ hộp và những thực phẩm chế biến sẵn, có hàm lượng muối cao như giò chả, xúc xích, thịt chà bông, thịt xông khói, mì ăn liền…
- Hạn chế ăn các thực phẩm muối và lên men như cà muối, dưa muối…
- Trong bữa ăn hàng ngày nên chọn nhiều rau củ và trái cây tươi.
- Tập dần thói quen tự nấu ăn ở nhà để kiểm soát lượng muối ăn.
- Đọc kỹ nhãn sản phẩm khi chọn mua để kiểm tra hàm lượng muối. Người dùng chỉ nên chọn lựa các sản phẩm có lượng muối thấp.
Với những thông tin trên đây, chắc hẳn bạn đã biết được ăn mặn có tốt không và ăn mặn bị bệnh gì. Ăn mặn – ăn nhiều muối, tưởng chừng như vô hại nhưng để lại hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy, hãy cố gắng giảm ăn mặn mỗi ngày một chút để thích nghi dần và không ảnh hưởng đến khẩu vị ăn uống.
>>> Xem thêm: