Ăn mặn từ lâu đã là thói quen của đa số người Việt, khi các món ăn hầu hết đều đậm đà & các bữa cơm đều phải có một chén nước chấm. Tuy nhiên, việc duy trì thói quen này ẩn chứa nhiều hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt là với người có tiền sử bị cao huyết áp – đối tượng được khuyên nên hạn chế ăn nhiều muối.
Vậy tại sao người huyết áp cao không nên ăn mặn? Làm thế nào để giảm bớt lượng muối trong bữa ăn hàng ngày? Đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Tìm hiểu lý do vì sao người huyết áp cao không nên ăn mặn?
Người bị cao huyết áp được khuyến nghị không nên ăn mặn bởi những lý do sau:
- Ăn nhiều muối có thể làm tăng hoạt động hệ thần kinh giao cảm, qua đó tăng tính thẩm thấu của màng tế bào đối với Natri. Các Ion Natri di chuyển vào tế bào cơ trơn ở thành mạch, khiến nước tích tụ trong tế bào, làm tăng trương lực thành mạch, tăng sức cản ngoại vi, gây co mạch và dẫn đến tăng huyết áp.
- Ăn nhiều muối sẽ gây cảm giác khát, cơ thể lúc này cần nước để tạo sự ổn định nồng độ dịch thể. Khi uống nhiều nước, dung lượng máu tăng lên, thành mạch gánh áp lực lớn và khiến cho huyết áp tăng.
- Tiêu thụ nhiều muối còn phá vỡ sự cân bằng Natri và Kali, làm giảm năng suất lọc nước của thận. Vì lẽ đó mà có một số chất lỏng không được lọc, tạo thêm áp lực lên mạch máu dẫn đến thận. Lâu dần gây ra huyết áp cao và suy giảm chức năng của thận.
- Nếu người bị cao huyết áp có vấn đề về tim mạch, các động mạch dẫn đến tim rất dễ bị tổn thương, khiến tim không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng. Về lâu dài, người bệnh có thể gặp phải các cơn đau thắt ngực và tình trạng có thể chuyển biến nặng hơn như vỡ động mạch, tắt động mạch hoàn toàn, thậm chí là đột quỵ.
Muối là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh cao huyết áp
Đây chính là những lý do giải đáp tại sao người huyết áp cao không nên ăn mặn. Ngoài ra, việc ăn nhiều muối về lâu dài còn để lại nhiều tác hại khác như làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, viêm loét dạ dày và tá tràng, ung thư dạ dày, loãng xương, suy thận, sỏi thận, hen suyễn… Vì vậy, cần loại bỏ thói quen xấu này ngay, trước khi cơ thể phải “hứng chịu” những hệ lụy vừa kể trên.
Mẹo hạn chế ăn nhiều muối cực đơn giản cho người huyết áp cao
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), lượng muối tối đa một người tiêu thụ mỗi ngày là 5g. Tuy nhiên, đối với người bị huyết áp cao, lượng muối nên ăn tối đa là dưới 4g/ngày.
Để cắt giảm lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày, bạn có thể áp dụng một vài mẹo đơn giản sau đây.
Với việc lựa chọn thực phẩm và gia vị:
- Tránh xa các loại đồ ăn chế biến sẵn như đồ hộp, thịt xông khói, giò chả, xúc xích, dưa muối, mì tôm. Thay vào đó, người bệnh nên chọn các loại rau củ quả, thịt cá tươi.
- Sử dụng nước mắm giảm mặn trong nấu nướng, chế biến món ăn. Nước mắm giảm mặn là sản phẩm có hàm lượng Natri thấp nhưng vẫn giữ được hương vị đậm đà, mặn thơm và ngọt hậu. Gia vị này rất phù hợp cho người huyết áp cao, vừa tốt sức khỏe vừa tạo cảm giác ngon miệng khi ăn.
- Không dùng các loại nước sốt pha sẵn như sốt cà chua, mayonnaise, dầu hào vì chứa nhiều dầu và muối.
- Kiểm tra lượng muối trên nhãn của sản phẩm trước khi mua.
Với thói quen nấu nướng và ăn uống:
- Không chấm ngập thức ăn vào nước chấm hay rưới nước kho thịt, kho cá vào cơm.
- Kết hợp thêm nhiều loại gia vị như tỏi, ớt, tiêu… để tăng thêm sự đậm đà cho món ăn mà không cần dùng đến nhiều muối.
- Nên tập thói quen nấu ăn tại nhà để dễ dàng kiểm soát lượng muối nạp vào cơ thể.
Nước mắm giảm mặn là xu hướng tiêu dùng của người Việt hiện nay.
Bên cạnh việc duy trì chế độ ăn uống hợp lý, người cao huyết áp còn nên thường xuyên tập luyện thể dục, giữ tinh thần lạc quan, uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và thăm khám định kỳ để kiểm soát tốt chỉ số huyết áp.
Qua những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã biết được tại sao người huyết áp cao không nên ăn mặn, ăn nhiều muối. Bạn thấy đấy, huyết áp cao có thể trở nên nghiêm trọng, dẫn đến suy tim, suy thận, đột quỵ… nếu không điều chỉnh lượng muối tiêu thụ mỗi ngày. Vì vậy, ngay từ hôm nay, hãy từ bỏ thói quen ăn mặn để bảo vệ sức khỏe của chính mình!
>>> Xem thêm: Ăn mặn khi mang thai có sao không?